cart.general.title

Cách vệ sinh đèn chùm pha lê đúng cách

Sử dụng đèn chùm pha lê trang trí bao lâu nay nhưng không phải ai cũng biết cần phải vệ sinh đèn thường xuyên, định kỳ để bảo vệ và nâng cao tuổi thọ cho đèn chùm pha lê. Vậy phải vệ sinh đèn chùm pha lê như thế nào? Cùng LED Xanh tìm hiểu cách vệ sinh đèn chùm pha lê đúng cách

1. Tại sao phải vệ sinh đèn chùm pha lê?

Đèn chùm pha lê thường được lắp đặt ở vị trí cao trên trần nhà, với thiết kế tỉ mỉ với các viên pha lê nhỏ, đan xen nhau, việc bám bụi bẩn là điều không thể tránh khỏi và việc vệ sinh đèn cũng trở nên khó khăn. Tuy nhiên, nếu đèn chùm pha lê không được vệ sinh thường xuyên sẽ không đảm bảo được tính thẩm mỹ, trang trí của đèn cũng như hạn chế khả năng chiếu sáng, giảm tuổi thọ của đèn

  • Đèn chùm không đảm bảo chức năng trang trí nếu không được vệ sinh thường xuyên

Những viên pha lê bị bám lớp bụi dày sẽ không thể phát huy được hết công dụng của nó trong việc phản chiếu ánh sáng từ đèn, không thể tạo ra những tia ánh sáng lấp lánh với 7 sắc cầu vồng như mong đợi. Điều này không chỉ làm mất đi khả năng trang trí, làm đẹp cho không gian nhà bạn mà còn gây ấn tượng xấu cho mỗi vị khách đến thăm nhà

  • Giảm hiệu quả chiếu sáng của đèn

Đèn chùm pha lê gây ấn tượng bởi ánh sáng lung linh, cùng sự tán sắc của những viên pha lê giúp nguồn sáng trở nên lấp lánh, tôn lên sự sang trọng và đẳng cấp cho ngôi nhà. Tuy nhiên nếu để bụi bẩn bám trên bề mặt đèn thì sẽ giảm đi độ phát sáng của bóng đèn và độ tán sắc của pha lê

  • Giảm tuổi thọ của đèn 

Nếu không được vệ sinh thường xuyên, đèn chùm pha lê không chỉ bị giảm đi hiệu quả chiếu sáng mà còn khiến tuổi thọ của nó cũng giảm theo, Lớp bụi dày sẽ làm tăng trọng lượng của đèn, ảnh hưởng đến kết cấu và gây mất an toàn cho mọi người

  • Ảnh hướng đến môi trường sống

Việc không vệ sinh đèn chùm pha lê trong thời gian dài đồng nghĩa với việc bạn đang tích trữ một khối lượng lớn bụi bẩn trên trần nhà. Chỉ với một cơn gió nhẹ qua cũng đủ khiến bụi bẩn bay trong không gian, ảnh hưởng xấu đến môi trường sống và sinh hoạt, sẽ không tốt cho sức khỏe của bạn và gia đình nếu hít phải bụi bẩn thường xuyên

  • Ảnh hưởng tới phong thủy

Nhiều người chọn mua đèn chùm pha lê ngoài mục đích chiếu sáng và trang trí cho không gian phòng, mà còn mong muốn mang lại nguồn năng lượng tích cực, mạnh mẽ, giúp tăng vận khí trong nhà và đem lại nhiều may mắn, tốt đẹp cho gia chủ. Vì vậy mà đèn chùm bị bám bụi lâu ngày sẽ ảnh hưởng xấu đến vận khí của ngôi nhà

2. Cách vệ sinh đèn chùm pha lê đúng cách

Vì được thiết kế với nhiều chi tiết tỉ mỉ, cầu kỳ, cùng với vị trí trên trần cao, nên việc vệ sinh đèn chùm pha lê sẽ khó khăn hơn các dòng đèn bàn thông thường. Để vệ sinh đèn chùm cũng cần phải tập trung, cẩn thận để không làm ảnh hưởng đến chi tiết và bộ phận của đèn. Tùy vào mức độ bám bụi trên đèn chùm mà ta có 2 cách để xử lý, vệ sinh cho đèn

2.1 Vệ sinh đèn chùm pha lê không tháo rời các bộ phận

Cách vệ sinh này khá đơn giản và nhanh chóng, bạn có thể dễ dàng vệ sinh trực tiếp đèn chùm mà không cần phải tháo xuống. Tuy nhiên, với cách vệ sinh này rất khó để làm sạch kỹ các chi tiết nhỏ hay góc khuất của các bộ phận. Cách này thường áp dụng trong trường hợp đèn chùm được vệ sinh thường xuyên hay bám ít bụi bẩn

Bước 1: Tắt nguồn điện để đảm bảo an toàn và nhớ đặt cảnh báo với mọi người để mọi người không bật lại nguồn điện trong lúc bạn đang vệ sinh

Bước 2: Chuẩn bị thang chắc chắn và các dụng cụ vệ sinh chuyên dụng như: khăn, vải cotton, nước rửa kính, dung dịch vệ sinh kim loại,...

Bước 3: Làm sạch các viên pha lê: Dùng nước lau kính xịt lên các miếng vải và lau các viên pha lê, lau lận lượt vòng tròn xung quanh đèn chùm, sau đó lau khô bằng vải sạch

Lưu ý khi vệ sinh các hạt pha lê bạn không được xịt nước lau kính trực tiếp lên hạt pha lê mà phải dùng khăn. Đồng thời không được xoay hay xê dịch đèn để đảm bảo an toàn, tránh rơi vỡ. Để vệ sinh đúng cách, bạn nên di chuyển tháng xung quanh đèn đúng với vị trí cần vệ sinh

Bước 4: Vệ sinh khung đèn: Hầu hết khung của đèn pha lê có chất liệu kim loại, hợp kim nhôm, nên khi vệ sinh bạn cần sử dụng đến dung dịch vệ sinh kim loại chuyên dụng để tránh bị ăn mòn hay đổi màu kim loại. Xịt dung dịch này vào khăn khô, sau đó lau khung đèn và các bộ phận khác bằng kim loại. 

Bước 5: Vệ sinh bóng đèn: Lau bóng đèn bằng một miếng vải khô đồng thời kiểm tra và đảm bảo bóng đã được vặn chặt và hoạt động tốt. Bạn có thể thay thế bóng đèn mới nếu thấy bóng đèn bị mờ, nứt vỡ, không đảm bảo an toàn khi hoạt động

Bước 6: Mở lại nguồn điện và kiểm tra hoạt động của đèn

2.2 Vệ sinh đèn chùm pha lê bằng cách tháo rời từng chi tiết

Cách vệ sinh này đòi hỏi khéo léo, tỉ mỉ và tốn nhiều thời gian hơn, đòi hỏi bạn phải có kiến thức, kinh nghiệm với đèn chùm. Cách làm này có thể làm sạch được các vết bẩn cứng đầu nhưng chỉ nên thực hiện khi đèn của bạn quá bẩn, bụi bẩn tích tụ quá dày và không thể làm sạch bằng cách 1

Bước 1: Chuẩn bị thang, kìm kẹp, dụng cụ vệ sinh khăn cotton, khăn dày, nước lau kính, nước rửa chén, dung dịch vệ sinh kim loại,..

Bước 2: Ngắt nguồn điện để đảm bảo an toàn

Bước 3: Tiến hành tháo rời đèn chùm, Chụp ảnh, ghi nhớ lại các chi tiết của đèn trong nhiều góc độ để có thể lắp lại đúng vị trí sau khi vệ sinh xong

Cẩn thận gỡ các chùm pha lê ra khỏi đèn, sau đó đặt lên bề mặt phẳng được phủ khăn dày. Bạn có thể tháo rời và lắp lại các viên pha lên bằng kìm mũi nhỏ hoặc dụng cụ tương tự. Lưu ý không để các viên pha lê va chạm nhau, hay đặt chúng trên bề mặt cứng để tráng làm vỡ, sứt mẻ

Tháo bóng đèn, và khung của đèn chùm xuống dưới, sau đó tiến hành vệ sinh

Bước 4: Vệ sinh các viên pha lê: Chuẩn bị một chậu nước ấm và pha một ít nước rửa chén, tránh không dùng các chất tẩy rửa mạnh sẽ làm mờ và đổi màu  pha lê

Lót xuống dưới đáy chậu một tấm vải mềm và nhẹ nhàng đặt từng viên pha lê vào chậu. Nhẹ nhàng làm sạch các bụi bẩn trên bề mặt và khe của pha lê bằng tay và khăn mềm, sau đó đặt các hạt pha lên khăn mềm khác để lau khô ngay để tránh các đốm nước hình thành 

Lưu ý bạn không nên sử dụng vật nhọn, ráp để vệ sinh pha lê vì điều này có thể làm xước

Bước 5: Làm sạch khung của đèn chùm và các bộ phận khác

Tương tự như cách làm 1, để vệ sinh khung của đèn bạn cần sử dụng dung dịch vệ sinh kim loại chuyên dụng để không bị ăn mòn, hay đổi màu kim loại, lau xung quanh và để thật khô ráo trước khi lắp ráp lại, nhất là nơi có nguồn đi đi qua như đui cắm bóng đèn, dây điện,..

Vệ sinh sạch sẽ, kiểm tra và thay mới bóng đèn nếu phát hiện bóng bị mờ, vỡ hay đổi màu

Bước 6. Lắp ráp lại các bộ phận đèn: Xem lại ảnh và lắp ráp lại đúng vị trí ban đầu theo thứ tự từ khung, thân đèn, bóng đèn và gắn lại các viên pha lê xung quanh

Bước 7: Mở nguồn điện và kiểm tra đèn chùm hoạt động ổn định như ban đầu chưa

3. Lưu ý khi vệ sinh đèn chùm pha lê

  • Vệ sinh đèn chùm pha lê thường mất nhiều thời gian, công sức và đòi hỏi bạn cần cẩn thận, tỉ mỉ khi lau chùi các viên pha lê. Vì vậy mà bạn nên dành thời gian để vệ sinh đèn chùm định kỳ 3-6 tháng một lần để đèn có thể hoạt động ổn định, thể hiện đúng công dụng chiếu sáng và trang trí cho không gian. Tránh để bụi bẩn tích tụ quá nhiều khiến quá trình vệ sinh khó khăn hơn
  • Khi vệ sinh không nên phun trực tiếp chất tẩy rửa lên bề mặt các bộ phận đèn, điều này sẽ làm bào mòn, biến đổi màu sắc của pha lê hay khung kim loại. Bên cạnh đó, khi phun trực tiếp lên đèn, có thể bị tích tụ nước gây nguy hiểm khi bạn sử dụng
  • Không sử dụng các chất tẩy rửa không rõ nguồn gốc, sẽ khiến phần khung đèn bị đổi màu
  • Nếu trong trường hợp bạn không nắm rõ được cấu tạo của đèn chùm, nhưng bắt buộc phải vệ sinh bằng cách tháo rơi, hãy tìm và liên hệ những đơn vị chuyên vệ sinh có giàu kinh nghiệm giúp bạn làm điều đó