cart.general.title

BÓNG ĐÈN LED CHÂN CẮM

LED Xanh cung cấp các sản phẩm bóng đèn led chân cắm G4, G9, Gu5.3, Gu10 với kích thước nhỏ gọn, tiêu chuẩn chân cắm phổ biến chỉ sau bóng đui xoáy E24/ E14. Bóng LED chân cắm có tuổi thọ cao gấp 5 lần đồng thời tiết kiệm điện đến 80% so vơi bóng Halogen.

Lọc theo:
Banner xả hàng

Mô tả danh mục

Các sản phẩm bóng đèn led chân cắm G4, G9, Gu5.3, Gu10 là những bóng đèn có kích thước nhỏ gọn, tiêu chuẩn chân cắm phổ biến chỉ sau bóng đui xoáy E24/ E14. Dưới đây là những thông tin cần thiết mà LED Xanh sẽ cung cấp cho bạn về các loại bóng đèn led chân cắm phổ biến trên thị trường

1. Có những loại bóng đèn led chân cắm nào?

Hiện tại trên thị trường có khá nhiều tên gọi của các bóng đèn khác nhau. Có 2 loại đui đèn phổ biến hiện nay đó là bóng đèn đui xoáy và bóng đèn chân cắm.

Bóng đèn đui xoáy: Bóng đui E14 và Bóng đui E27, ít phổ biến hơn có bóng đui E40 

Bóng đèn chân cắm: Bóng chân kim G4, Bóng chân kim G9, Bóng đui khoá MR16( đuiGu10), Bóng chân kim MR16 (Chân Gu5.3)

bong-led-chan-cam

2. Mức điện áp phổ biến của các bóng đèn chân cắm

Sự khác biệt lớn nhất giữa hai viên nang là điện áp của chúng. 

  • Điện áp 220VAC: Đây là mức điện áp dân dụng tại Việt Nam, phổ biến trong mọi loại đèn. Bắt gặp ở đèn chân G4, G10, Gu10, GU5.3 

  • Điện áp 12VDC: Đây là mức điện áp thấp, cần được lắp đặt bộ chuyển đổi nguồn đi kèm. Do điện áp thấp nên được phép lắp đặt ở những khu vực nguy hiểm: bể bơi, phòng tắm hơi, hầm chứa, v.v. Bắt gặp ở bóng chân G4, MR16 (đui G5.3)

3. Công suất của bóng đèn chân cắm

Các mẫu bóng đèn chân cắm trong danh sách sản phẩm của LED Xanh thường sở hữu mức công suất khá nhỏ, thường chỉ từ 1.5-5W. 

Vì chúng sở hữu thiết kế khá nhỏ, các mẫu bóng chân cắm như G4 hoặc G4 chỉ khoảng 2 đốt ngón tay thích hợp lắp cho các bóng đèn trang trí 

Các mẫu bóng chân cắm mặt MR16 thường có kích thước tương tự như 1 cái chén, phù hợp với các loại bóng đèn lắp bóng rời như rọi ray, ống bơ hoặc âm trần.

4. Đặc điểm các mẫu bóng đèn chân cắm hiện nay 

Ý nghĩa của tổ hợp chữ cái và chữ số đằng sau các tên gọi của bóng đèn là: Chữ G đánh dấu chân đế và Chữ số đằng sau là thông số vật lý cho biết khoảng cách giữa 2 chân đế. 

bong-led-chan-cam

Bóng chân kim G4: Bóng led hai chân cắm có thiết kế dạng hình trụ. Phần bóng có chiều dài khoảng 2,5cm, phần chân kim có khoảng cách 4mm. Lớp nhựa đúc bọc ngoài. Thiết kế chân kim khá nhọn và nhỏ.  

Bóng chân kim G9: Bóng led G9 thiết kế tương tự G4 tuy nhiên khác phần chân cắm. 2 Chân cắm có tiết diện bẹt, khoảng cách 9mm. Lớp nhựa đúc bọc ngoài. Thay thế cho bóng chân cắm G9 huỳnh quang thế hệ cũ. Tiết kiệm điện và sáng mạnh hơn. 

Bóng đèn LED chân ghim MR16 là loại đèn phản xạ nhiều mặt (MR). Các chữ số sau MR tương ứng với các kích thước đường kính của bóng đèn tại điểm rộng nhất của nó.

Bóng chân kim Gu5.3: Là loại bóng mặt MR16, chân kim Gu5.3, thiết kế dạng hình chén chắc chắn. Cung cấp nhiều tính năng như hiệu suất năng lượng cao, tăng sản lượng ánh sáng, màu sắc nổi bật, tiêu thụ điện năng thấp, và tuổi thọ dài. 

Bóng chân khoá GU10: là loại bóng mặt MR16, chân khoá Gu10. 2 Chân cắm tương tự như phần đầu đinh. Phổ biến trong lắp đặt với các bộ đèn chóa riêng biệt, lắp âm trần, lắp đèn rọi ray, đèn tủ bếp hoặc đèn học… Bóng dùng thay thế bóng Halogen chén Gu10.

5. Bóng led chân cắm sử dụng cho các ứng dụng chiếu sáng nào? 

Các bóng đèn chân cắm được sử dụng khá rộng rãi trong cuộc sống hiện nay nhờ sự nhỏ gọn và sự hiệu quả mà chúng đem lại. 

Phổ biến nhất phải kể đến là lắp đặt trong các mẫu đèn trang trí: các mẫu đèn thả, đèn chùm hiện đại mà sử dụng bóng đèn rời. Chúng cung cấp ánh sáng thẩm mỹ, công suất nhỏ gọn, thiết kế đẹp và tinh tế nên rất được ưa chuộng

Ngoài ra, còn được ứng dụng trong các chiếu sáng lắp đặt vào choá đèn cho khu vực tủ rượu, tủ bếp, .....

Nguồn: https://ledxanh.vn/


CÁC NỘI DUNG LIÊN QUAN