Đèn LED âm trần được ưa chuộng nhờ thiết kế tinh tế, tiết kiệm điện và tuổi thọ cao. Tuy nhiên trong quá trình sử dụng, không ít người gặp phải tình trạng đèn bị nhấp nháy, chớp tắt hoặc sáng yếu - gây khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt và thẩm mỹ không gian.
Vậy đèn LED âm trần bị nhấp nháy là do nguyên nhân gì? Và làm sao để khắc phục triệt để? Hãy cùng LEDXANH tìm hiểu trong bài viết sau.
1. Nguyên nhân khiến đèn LED âm trần bị nhấp nháy
1.1. Điện áp không ổn định
Nguồn điện chập chờn, sụt áp hoặc dao động bất thường có thể khiến đèn LED không hoạt động đúng công suất, dẫn đến hiện tượng nhấp nháy liên tục hoặc sáng yếu.
Thường gặp ở khu vực cuối nguồn, giờ cao điểm hoặc dùng chung nguồn với thiết bị tải lớn như máy lạnh, máy bơm…
1.2. Driver (nguồn đèn) bị hỏng hoặc kém chất lượng
Driver là bộ chuyển đổi dòng điện, đóng vai trò điều tiết và ổn định nguồn cấp cho chip LED. Hiện tượng đèn chớp tắt bất thường có thể do Driver gặp các trường hợp như:
Bị lỗi kỹ thuật (tụ hỏng, mạch cháy…)
Hoặc sử dụng linh kiện rẻ, không đạt tiêu chuẩn
Sử dụng đèn có Driver bị hỏng trong thời gian dài thậm chí ảnh hưởng đến độ bền của chip LED.
1.3. Lắp sai loại đèn hoặc không tương thích với driver
Công suất của đèn không tương thích với công suất của dirver khiến đèn không sáng hoặc nhấp nháy
Hay một số đèn LED không hỗ trợ điều chỉnh độ sáng (dimmer) nhưng vẫn được đấu nối vào mạch dimmer, khiến tín hiệu không ổn định và đèn nhấp nháy loạn xạ.
1.4. Đường dây hoặc đầu nối bị lỏng, oxi hóa
Các đầu nối tiếp xúc không tốt, dây điện bị lỏng, oxy hóa sau thời gian sử dụng có thể khiến dòng điện bị ngắt quãng, hay do côn trùng, chuột gặm nhấm dây điện cũng là nguyên nhân gây nhấp nháy hoặc mất sáng tạm thời.
1.5. Đèn LED kém chất lượng, không rõ nguồn gốc
Nhiều sản phẩm LED trôi nổi trên thị trường:
Dùng chip LED không ổn định
Driver không có mạch lọc nhiễu, không chống sụt áp
Không đạt chứng nhận an toàn điện
Đây là nguyên nhân phổ biến khiến đèn LED âm trần mới lắp đã nhấp nháy hoặc hư hỏng nhanh.
2. Cách xử lý khi đèn LED âm trần bị nhấp nháy
2.1. Kiểm tra lại hệ thống điện
- Đảm bảo điện áp ổn định trong khoảng 180 - 240V.
- Tránh dùng chung đường dây đèn với thiết bị công suất lớn.
- Sử dụng ổn áp hoặc bộ lọc nhiễu nếu cần thiết.
2.2. Kiểm tra driver và kết nối
- Thử thay thế driver mới (ưu tiên hàng chính hãng, bảo hành rõ ràng).
- Kiểm tra đầu nối điện, siết lại dây và xử lý điểm tiếp xúc bị oxy hóa.
2.3. Xem lại tương thích giữa đèn và driver
- Nếu đang dùng dimmer, cần kiểm tra xem đèn có hỗ trợ điều chỉnh độ sáng không.
- Chỉ sử dụng dimmer tương thích với LED
Một số mẫu đèn âm trần hỗ trợ ánh sáng Dimmer tại LED XANH:
2.4. Thay thế bằng đèn LED chất lượng cao
Đây là giải pháp triệt để nhất nếu bạn đã thử các bước trên nhưng đèn vẫn nhấp nháy. Hãy đầu tư:
- Đèn LED âm trần từ thương hiệu uy tín, có kiểm định chất lượng rõ ràng.
- Sản phẩm có CRI cao, chip LED ổn định và driver tích hợp mạch bảo vệ quá áp, quá nhiệt.
Tại LEDXANH, chúng tôi cung cấp các dòng đèn âm trần Brightlux, Kosoom, KingLED… được kiểm định chất lượng ánh sáng bởi Quatest, bảo hành chính hãng tại nhà lên đến 3 năm.
3. Một số lưu ý khi lắp đặt đèn LED âm trần
Lựa chọn công suất phù hợp với diện tích phòng.
Đảm bảo kỹ thuật lắp đặt đúng chuẩn, không kéo dây quá xa nguồn.
Định kỳ vệ sinh và kiểm tra đường dây điện để duy trì hiệu suất chiếu sáng ổn định.