Một câu hỏi mà chúng tôi thường xuyên nhận được khi tư vấn cho khách hàng của mình đó là “ Có thể lắp đặt đèn led âm trần bê tông hay không?”. Câu trả lời là - Tùy trường hợp bạn có thể lắp hoặc không nên lắp đèn âm trần bê tông. Vậy khi nào có thể và khi nào không nên ? Hãy cùng tìm hiểu nhé.
1. Cách lắp đèn led âm trần be tông
Bạn hoàn toàn có thể lắp đặt đèn downlight (hay đèn mắt ếch âm trần, đèn mắt trâu âm trần) cho trần bê tông với điều kiện khi xây dựng, thợ xây nhà bạn thiết kế sẵn các lỗ lắp đèn, cũng như đặt sẵn các ống luồn dây điện để cấp nguồn cho đèn.
Để tạo các lỗ lắp đèn, người thợ thường sử dụng ống nhựa PVC ( Ống nước) để đặt vào các vị trí cần lắp đèn. Việc đặt ống nhựa này được tiến hành ở giai đoạn lắp đặt xong cốt thép và chuẩn bị đổ bê tông. Kích cỡ ống nhựa thường được sử dụng là Ø76mm, Ø90mm, Ø110mm. Bên cạnh việc đặt các ống nhựa, thì ống luồn dây điện cũng được thi công cùng lúc.
Sau khi đổ trần và thực hiện xong việc tháo cốp pha, hãy thực hiện việc luồn dây điện và đợi thi công hoàn thiện sơn bả trần xong rồi thực hiện công việc cuối cùng là lắp đèn lên.
Bạn có thể tham khảo hình ảnh dưới đây để hình dung rõ hơn về cách đặt ống nhựa để lắp đèn âm trần bê tông:
2. Lựa chọn loại đèn Led âm trần be tông nào?
Trường hợp lắp đèn âm trần bê tông, khoảng không phía sau đèn gần như không có, do đó bạn không nên sử dụng đèn có công suất quá lớn, chỉ nên sử dụng đèn âm trần công suất từ 5W đến 9W để đèn không bị quá nóng.
Bạn cũng nên lựa chọn loại đèn có thân mỏng hoặc tích hợp driver để gia tăng khoảng trống phía sau đèn. Thân đèn nên làm bằng nhôm đúc để tản nhiệt tốt hơn.
Khi lắp đặt đèn âm trần bê tông, khả năng thoát nhiệt bị hạn chế đi rất nhiều so với lắp đèn âm trần thạch cao, do đó bạn nên lựa chọn loại đèn có chất lượng cao, bảo hành dài hạn để sử dụng lâu dài, không mất công thay thế.
Bảng tiêu chí lựa chọn đèn âm trần bê tông
Công suất hợp lý | Nên từ 5W đến 9W để đèn không quá nóng, và không cần đặt lỗ quá to |
Thân đèn không quá dày | Độ dày nên nhỏ hơn 5cm để có thêm khoảng không phía sau đèn |
Vật liệu vỏ bằng nhôm nguyên khối | Vật liệu nhôm đúc nguyên khối giúp tản nhiệt tốt hơn |
Thời gian bảo hành dài | Thời gian bảo hành tối thiểu 2 năm. |
Thương hiệu uy tín | Lựa chọn thương hiệu uy tín như Philips, Kosoom, KingLED ... |
Dưới đây là một số mẫu đèn âm trần có thể sử dụng để lắp âm trần bê tông
3. Trường hợp không nên làm đèn âm trần be tông
Trường hợp trần nhà bạn đã xây dựng xong, không có thiêt kế sẵn lỗ chờ lắp đèn, cũng như không thiết kế sẵn đường dây điện chờ. Bạn không nên sử dụng đèn âm trần cho trường hợp này bởi lý do sau đây.
Để cung cấp đủ ánh sáng cho căn phòng, bạn cần một số lượng đèn âm trần khá nhiều và phân bố nhiều vị trí trên trần. Do đó bạn sẽ cần phải đục nhiều lỗ trần, bên cạnh đó bạn cũng sẽ cần đục nhiều đường để đi dây điện âm trần. Việc này sẽ làm tăng chi phí và có thể ảnh hưởng không tốt đến kết cấu trần.
4. Vậy giải pháp thay cho việc sử dụng đèn âm trần bê tông là gì?
Nếu bạn vẫn muốn có hệ đèn được bố trí đều trên trần, có các hốc trang trí và che được các đường ống, dây điện thì bạn nên cân nhắt giải pháp lắp trần giả như trần thạch cao, trần nhựa hay trần gỗ …. vì đặc điểm dễ thi công và tính linh động của loại đèn trần này.
Trong trường hợp không cho phép lắp trần giả, bạn có thể xem xét một số loại đèn phù hợp với trần bê tông như dưới đây.
5. Giải pháp chiếu sáng cho trần bê tông
Đèn LED ống bơ
Đèn LED ống bơ là giải pháp hàng đầu để thay thế cho đèn LED âm trần bê tông bởi về mặt tính năng chiếu sáng, đèn ống bơ có thể làm được tất cả những gì mà một chiếc đèn âm trần làm được, như bố trí ánh sáng dễ dàng theo ý muốn, ánh sáng đẹp. Đèn ống bơ cũng có nhiều kiểu dáng hiện đại, sẽ là điểm nhấn đầy cá tính cho không gian nội thất.
Việc lắp đặt đèn ống bơ cho trần bê tông cũng dễ dàng hơn nhiều so với đèn âm trần do không cần bố trí lỗ lắp đèn.
Đèn LED ốp trần
Đèn LED ốp trần là loại đèn lắp nổi trần bê tông mà ta thường gặp nhất. Ngày nay, với sự phát triển của công nghệ đèn LED, mẫu mã đèn ốp trần trở nên đa dạng hơn, đáp ứng đầy đủ hơn cho nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng.
Nếu bạn cần đèn ốp trần ban công, hành lang, nhà vệ sinh, bạn có thể tham khảo một vài mẫu dưới đây.
Hoặc nếu bạn cần đèn ốp trần phòng khách, phòng ngủ, thì những mẫu sau đây sẽ phù hợp hơn.
Đèn tuýp LED bán nguyệt
Đèn tuýp LED bán nguyệt cũng là một sản phẩm thường gặp trong chiếu sáng dân dụng, chúng được sử dụng phổ biến bởi sự tiện lợi trong lắp đặt, độ sáng cao và chi phí thấp.
Bạn có thể tham khảo các mẫu đèn tuýp LED bán nguyệt thường được dùng để lắp trần bê tông dưới đây.
Đèn panel ốp nổi
Trường hợp bạn cần 1 chiếc đèn có độ sáng cao mà không gây chói mắt, có thể lắp nổi trần bê tông thì đèn Panel ốp nổi sẽ là một sự lựa chọn phù hợp.
[sanpham]Hy vọng với những thông tin phía trên của LED Xanh sẽ giúp bạn có được câu trả lời cho câu hỏi "Có nên lắp đèn âm trần bê tông hay không"? Nếu bài viết này vẫn chưa giải đáp được vấn đề của bạn, hãy tham khảo thêm các bài viết khác hoặc liên hệ ngay với Ledxanh để được tư vấn
Bài viết cùng chủ đề
- Bảng giá đèn LED downlight âm trần tháng 11-2024
- Bảng giá đèn led âm trần Philips tháng 11-2024
- Bảng giá bóng đèn led Philips tháng 11-2024
- Bảng giá đèn LED âm trần thạch cao mới nhất tháng 11-2024
- Bảng giá đèn LED âm trần đổi màu tháng 11-2024
- Báo giá đèn LED âm trần rọi tháng 11-2024
- Bảng giá Đèn mắt ếch cập nhật tháng 11-2024
- Bảng giá Đèn mắt trâu cập nhật tháng 11-2024
- Công suất đèn LED âm trần phổ biến: đèn LED âm trần 9W
- Các mẫu Đèn LED âm trần 7W